Bối cảnh diễn ra trận đánh Trận_Tannenberg

Kế hoạch Schliffen

Sau khi Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914, đến ngày 1 tháng 8, Đế quốc Đức chính thức tuyên chiến với Đế quốc Nga và chính thức tham gia vào Tthế chiến thứ nhất. Theo kế hoạch của người Đức vạch ra trước cuộc chiến mang tên người thiết kế ra nó là bá tước Alfred von Schliffen thì người Đức có thế kết thúc sớm chiến tranh bằng cách đánh bại Pháp từ bốn đến sáu tuần rồi sau đó chuyển sang mặt trận phía Đông đánh bại Nga để kết thúc cuộc chiến. Kế hoạch Schliffen dựa trên hai giả thuyết là người Anh sẽ không tham gia cuộc chiến sớm và quân đội Nga sẽ tổng động viên không kịp. Nhưng cả hai giả thuyết này đều sai lầm. Ngày 4 tháng 8, lấy cớ Đức tấn công Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức trong khi quân Nga đã tổ chức cải tổ quân đội nên việc tổng động viên được tiến hành nhanh chóng.

Alexander Samsonov, chỉ huy tập đoàn quân số 2 Nga

Tuy nhiên trong kế hoạch Schliffen, người Đức cũng xem đế quốc Nga là một mối đe doạ tiềm tàng do đó người Đức đã để tập đoàn quân số 8 phòng thủ tại Đông Phổ, vị trí nằm sát biên giới Nga-Đức. Chỉ huy tập đoàn quân số 8 là tướng Maximilian von Prittwitz và tập đoàn quân này có khoảng 150 000 quân. Để có thể trì hoãn quân đội Nga càng lâu càng tốt thì toàn bộ một khu vực rộng lớn bao quanh Königsberg đã được quân Đức củng cố phòng thủ.

Trong khi tập đoàn quân số 8 đóng tại tây nam Königsberg thì hai tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga đã tiến đánh Đông Phổ bằng hai đường: tập đoàn quân số 1 do Paul von Rennenkampf chỉ huy từ Nga đánh vào mặt đông và tập đoàn quân số 2 do Alexander Samsonov từ Ba Lan đánh vào mặt bắc. Nếu hai tập đoàn quân này phối hợp tốt với nhau thì tập đoàn quân số 8 của Đức có thể bị bao vây và tiêu diệt

Thắng lợi ban đầu của Nga ở Đông Phổ

Khi chiến tranh bắt đầu, những diễn biến ban đầu rất phù hợp kế hoạch của người Nga. Người Đức đã di chuyển một nửa tập đoàn quân số 8 và tập trung tại phía đông Königsberg gần biên giới. Trận Stallupönen, một trận đánh nhỏ diễn ra vào ngày 17 tháng 8 giữa Quân đoàn I Đức do Hermann von François chỉ huy và tập đoàn quân số 1 của Nga đã kết thúc với chiến thắng của quân Đức. Thế nhưng von Prittwitz lại cho rút quân về Gumbinnen mà không nhân đà thắng lợi tổ chức phản kích ngay lập tức. Một cuộc phản công đã được người Đức tiến hành vào ngày 20 tháng 8 có cơ hội chiến thắng nếu François không được khích lệ bới chiến thắng của mình ở Stallupönen đã tấn công từ quá sớm khi quân Đức chưa chuẩn bị đầy đủ nên đã thảm bại. Trận Gumbinnen kết thúc với thất bại của quân Đức và khiến quân Đức phải rút lui về phía nam Königsberg theo đường sắt. Prittwizt ra lệnh bỏ rơi Đông Phổ và toàn bộ tập đoàn quân số 8 rút về sông Vistula.

Paul von HindenburgErich Ludendorff

Thất bại của Quân đội Đức tại Gumbinnen đã khiến bộ chỉ huy Đức vô cùng lo lắng. Ngay sau khi nghe tin Quân đội Đức bỏ rơi Đông Phổ, tổng tham mưu trưởng Quân đội Đế quốc Đức Helmuth von Moltke đã cách chức và triệu hồi Prittwizt về kinh đô Berlin. Paul von Hindenburg, một viên tướng già đã về hưu được gọi trở lại làm Tổng chỉ huy Quân đội Đức ở mặt trận phía Đông còn Erich Ludendorff được chỉ định làm tham mưu trưởng.

Trong khi đó, mối bất hòa giữa hai viên tướng của Nga ngày càng lộ rõ nên hai viên tướng này đã không hợp đồng tác chiến. Mối bất hòa này nảy sinh ngay từ năm 1905 khi Samsonov đã có những chỉ trích công khai Rennenkampf trong trận Mục Liên thời chiến tranh Nga-Nhật. Rennenkampf sau thắng lợi ở Gumbinnen đã dừng tiến quân và đây là sai lầm nghiêm trọng vì nếu tập đoàn quân số 2 của Samsonov gặp nguy hiểm thì Rennenkampf không thể kịp thời cứu nguy. Điều này đã được chứng thực trong diễn biến sau này của trận Tannenberg.

Tuy nhiên hoàn cảnh trước trận đánh lúc này là bất lợi cho người Đức. Bởi vì tuy quân Nga đã dừng tiến quân nhưng sự dàn quân của người Nga đã đem đến cho họ một lợi thế lớn. Bởi vì giờ đây tập đoàn quân số 8 của Đức không thể khống chế toàn bộ đường tiến quân của Samsonov nên cánh trái của quân Samsonov dễ dàng tiến lên về phía tây nam mà không vấp phải sự kháng cự nào. Như vậy trừ khi quân đoàn I và XVII của Đức không đến chặn cuộc tiến quân này lại thì toàn bộ tập đoàn quân số 8 có thể bị tiêu diệt

Kế hoạch của người Đức

Đại tá Max Hoffmann, viên sĩ quan tổng tham mưu của quân đội ĐứcĐông Phổ dưới thời Prittwitz đã nắm được sự bất hòa giữa hai chỉ huy của quân Nga từ đó ông có thể đưa ra dự đoán về những kế hoạch tiếp theo của hai vị tướng này. Theo Hoffmann, hai tập đoàn quân này sẽ vẫn còn tách ra và Rennenkampf sẽ dừng tiến quân nên ông đề nghị di chuyển toàn bộ những ai không sẵn sàng ở tuyến phòng thủ phía đông Königsberg về phía tây nam, di chuyển quân đoàn I bằng xe lửa đến cánh trái của quân Samsonov, 1 khoảng cách hơn 100 dặm. Quân đoàn XVII, phía nam quân đoàn I sẽ chuẩn bị cho 1 cuộc di chuyển về phía nam để đối đầu với cánh phải của quân Samsonov, quân đoàn VI Nga. Ngoài ra một lực lượng kỵ binh nhỏ gần đó sẽ di chuyển đến phía tây khu vực sông Vistula. Hoffmann hi vọng lực lượng kỵ binh này sẽ thu hút quân Samsonov từ phía tây và chia cắt đội hình tập đoàn quân số 2 Nga. Như vậy vào lúc này chỉ còn một lực lượng nhỏ quân Đức ở Königsberg phòng thủ trước tập đoàn quân số 1 Nga trong khi lối vào từ phía nam hoàn toàn mở toang.

Trên lý thuyết, kế hoạch này là vô cùng mạo hiểm. Nếu tập đoàn quân số 1 đi vế hướng tây nam tức là tiến về phía tây thành phố Königsberg, họ sẽ xuất hiện ở cánh trái tập đoàn quân số 8 tạo điều kiện để họ phản công tập đoàn quân này hoặc đi lên phía bắc Königsberg là nơi không có phòng thủ. Tuy nhiên, Hoffmann vẫn thuyết phục về tính khả thi của kế hoạch bới vì ông biết rõ sự thù địch giữa hai vị tướng Nga đồng thời các thông tin điện báo của Nga đã bị người Đức nắm được mật mã nên dễ dàng bị giải mã là tập đoàn quân số 1 của Nga giờ đây không có ý định tiến quân nữa.

Ngay khi Hindenburg và Ludendorff có mặt vào ngày 23 tháng 8 đã ngay lập tức dừng việc rút lui và đưa kế hoạch của Hoffmann ra thực hiện. Quân đoàn I của François đã được đưa bằng đường sắt quãng đường hơn 100 dặm tới tây nam để gặp cánh trái quân Samsonov. Hai quân đoàn còn lại do August von MackensenOtto von Below chỉ huy được lệnh chờ, sau khi có lệnh mới sẽ ngay lập tức di chuyển lên phía nam để gặp cánh phải quân Samsonov. Cuối cùng, bốn vị trí đồn trú và quân đoàn I dự bị được lệnh vẫn đóng quân gần sông Vistula để chặn đường Samsonov nếu quân của ông ta tiến lên phía bắc. Một cái bẫy hoàn hảo đã được người Đức giăng sẵn.

Ngoài ra theo lệnh của Moltke, ba quân đoàn và một sư đoàn kỵ binh đã được chuyển đến mặt trận phía Đông từ mặt trận phía Tây. Ludendorff cực lực phản đối quyết định này vì lực lượng tăng cường này sẽ không đến kịp lúc trong khi đây là lực lượng rất cần thiết cho các trận chiến sắp tới ở mặt trận phía Tây. Moltke cho rằng Đông Phổ là vị trí chiến lược quan trọng và không thể để mất nên đã phớt lờ ý kiến của Ludendorff. về sau trong trận sông Marne lần thứ nhất thì chính lực lượng này không có mặt đã làm suy yếu rõ rệt quân Đức và cuối cùng người Đức đã thất bại trong trận đánh đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Tannenberg http://www.betterworldbooks.com/tannenberg-id-1574... http://www.firstworldwar.com/battles/tannenberg.ht... http://www.history.com/this-day-in-history/battle-... http://www.amazon.co.uk/Catastrophe-Europe-Goes-Wa... http://www.bbc.co.uk/history/worldwars/wwone/battl... http://books.google.com.vn/books?id=PxGkAwAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=UP2HAgAAQBAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=ZM03HQ7iNWEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=fnVy4v5pZPMC&p... http://books.google.com.vn/books?id=mdIiDEPlKnYC&p...